Hướng dẫn

Hướng dẫn kỹ thuật đứng nước – cách đứng nước nhẹ nhàng

Kỹ thuật đứng nước là một trong những kỹ thuật cơ bản cần có trong bơi lội. Đứng nước là các hình thức vận động của chân và tay trong tư thế thân người thẳng đứng giúp đầu của bạn được nổi trên mặt nước. Đứng nước giúp bạn có thể thoải mái nghỉ nghơi tại vùng nước sâu và an toàn khi bơi lội.

Làm sao để tập đứng nước được một cách dễ dàng ?

Để thực hiện kỹ thuật đứng nước được điều quan trọng trước tiên là bạn phải biết bơi thành thạo, có thể bơi ếch hoặc bơi sải.

  • Bạn cần phải bình tĩnh và thả lỏng cơ thể, điều tiết giữ hơi thở chậm lại để giúp cho ít tiêu tốn năng lượng hơn, người chúng ta sẽ nổi hơn và sẽ không bị vội vàng để dẫn đến tình trạng bị kiệt sức.

Các bài tập giúp bổ trợ kỹ thuật đứng nước được dễ dàng:

Để giúp cho chúng ta bình tĩnh và tự tin làm chủ được các chuyển động của cơ thể trong nước thì chúng ta nên tập các bài tập nổi và thăng bằng trong nước như.

  • Chúng ta tập luyện nổi dưới nước ở khu vực có mực nước ngang bụng, hít vào một hơi thật sâu rồi nín thở. Sau đó ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn giống như quả trứng. Ban đầu cơ thể chìm xuống, song sau đó sẽ từ từ nổi lên. Khi người nổi hẳn lên hẳn mặt nước bạn hãy duỗi thân người tay và chân thẳng ra như tấm ván. Khi nào hết hơi, bạn co chân lại, đứng lên.
  • Chúng ta nằm ngửa trên mặt nước, 2 tay, 2 chân dang rộng và thả lỏng tự nhiên để cho cơ thể nằm ngửa trên mặt nước. Hơi thở nhẹ nhàng bài tập này giúp cho chúng ta nổi và cảm giác nước để cho cơ thể thả lỏng thoải mái.
  • Sau khi chúng ta tập 2 bài tập trên và đã có cảm giác nước tốt, cơ thể thả lỏng và thoải mái rồi thì chúng ta bắt đầu tập luyện các kỹ thuật đứng nước cơ bản, chúng ta làm tốt những cái cơ bản rồi thì việc muốn đứng lâu trong nước sẽ rất dễ dàng.

Tư thế thân người và nhịp thở :

Đúng như tên gọi của nó trong kỹ thuật đứng nước có tư thế thân người thẳng đứng hoặc hơi nghiêng về . Phần đầu của chúng ta luôn giữ nổi trên mặt nước và bạn cần giữ hơi thở, thở nhịp nhàng, chậm để giúp cho cơ thể chúng ta dễ nổi và không bị mất nhiều năng lượng. Như vậy sẽ giúp cho chúng ta bình tĩnh hơn và có được nhiều năng lượng hơn, đứng nước được lâu hơn.

Tư thế động tác tay :

Tay của bạn phải được hoạt động liên tục từ trước ra sau, dưới mặt nước để giữ cơ thể nổi cân bằng khi đứng nước.

  • Các ngón tay khép, cổ tay giữ thẳng 2 cánh tay đưa sang 2 bên ngang vai.
  • Úp 2 lòng bàn tay xuống, di chuyển nhẹ nhàng để lăn cánh tay về phía trước và tỳ quạt nước sang ngang xuống dưới và về  nhịp nhàng.
  • Lúc này cơ thể sẽ được nâng lên do bàn tay bạn tạo lực cản nước.
  • Lặp lại động tác trên để phát triển kỹ thuật tỳ nước cho tay, lăn cánh tay tới và lui liên tục và dần dần tiến xuống ngang hông.

Tư thế động tác chân kỹ thuật đứng nước kiểu ếch và kiểu sải.

Chân kiểu ếch :

Đứng nước kiểu ếch là kỹ thuật đứng nước dễ dàng thực hiện hơn cả, ít tốn sức hơn và có thể đứng được lâu. nhược điểm cơ thể sẽ nhấp nhô theo động tác.

  • Động tác chân chuyển động như chân bơi ếch
  • Chân tay phối hợp đối xứng nhịp nhàng.
  • Tay chèo dang rộng sang 2 bên rồi thu về trước bụng.
  • Động tác chân và tay được thực hiện xen kẽ nhau, có nghĩa là chân đạp ếch thì tay chèo nghỉ và ngược lại tay chèo nhấn xuống thì chân nghỉ.
Hướng dẫn kỹ thuật đứng nước - cách đứng nước nhẹ nhàng 1
kỹ thuật đứng nước

Chân kiểu sải :

  • Kỹ thuật này yêu cầu bạn có cổ chân dẻo, vì như vậy mới tạo được lực hướng xuống đáy, nếu cổ chân cứng sẽ gây mất sức mà không tạo được nhiều lực
  • Duỗi mu bàn bàn và vẫy hai chân so le nhau và nhịp nhàng, giống như động tác chân bơi sải.
  • Động tác tay thực hiện nhịp nhàng và luân phiên cùng với chân.
Hướng dẫn kỹ thuật đứng nước - cách đứng nước nhẹ nhàng 2
kỹ thuật đứng nước

Những lưu ý để tập luyện kỹ thuật đứng nước hiệu quả.

Khi áp dụng kỹ thuật đứng nước, bạn cần lưu ý một số điều sau để tăng hiệu quả tập luyện:

  • Khi tập luyện chúng ta nên tập luyện có giáo viên kèm hoặc những bể bơi có cứu hộ để đề phòng những tình trạng nguy cấp khi đang tập.
  • Khi đứng nước cơ thể cần phải thả lỏng không được căng cứng ( gồng mình ) để có thể đứng nước lâu và tránh mất sức.
  • Khi tập ở chỗ nước sâu, có thể làm quen với mức nước và giúp ổn định tâm lý của ban bằng cách sử dụng phao tay.
  • Trước khi tập nên khởi động thật kĩ các cơ, khớp trên toàn bộ cơ thể để tránh tình trạng chuột rút gây nguy hiểm cho bản thân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ thuật đứng nước. Hy vọng chúng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích và  giúp bạn có thể tập luyện hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Mời xem thêm :

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Close
Back to top button